Các bước thực hiện để thành lập trung tâm kỹ năng sống

Các bước thực hiện để thành lập trung tâm kỹ năng sống

– Bước 1: Thành lập công ty

– Bước 2: Xin cấp phép hoạt động dạy kỹ năng sống

Bước 1: Thành lập công ty

Khi thành lập công ty dạy kỹ năng sống tại Sở kế hoạch và đầu tư, khách hàng cần lưu ý các nội dung sau:

Loại hình doanh nghiệp

– Khách hàng có thể lựa chọn một trong các loại hình sau để thành lập công ty dạy kỹ năng sống: Công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh.

Ngành nghề kinh doanh

– Để thành lập công ty dạy kỹ năng sống thì khách hàng cần phải đăng ký kinh doanh các ngành nghề sau:

STT Ngành nghề Mã ngành
1 Giáo dục khác chưa được phân vào đâu

Chi tiết: Hoạt động giáo dục kỹ năng sống (Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT Ban hành quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa)

8559

 

Tên công ty

– Tên công ty được cấu thành từ hai thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên doanh nghiệp. Tên riêng: Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

VD: Công ty TNHH luật tư vấn ABC (trong đó: “TNHH” là loại hình doanh nghiệp, “Luật tư vấn ABC” là tên riêng)

– Không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc

Trụ sở chính

– Trụ sở chính của doanh nghiệp phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

– Không đặt địa chỉ trụ sở công ty không đúng chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh như Căn hộ chung cư có mục đích để ở; Nhà tập thể có diện tích sử dụng chung; Trên diện tích đất đang quy hoạch hay đất không đúng mục đích sử dụng như đất rừng, đất nông nghiệp… (khi thành lập công ty nên chọn địa chỉ đặt trụ sở ổn định, lâu dài tránh trường hợp phải thay đổi địa chỉ trụ sở nhiều lần gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty)

Người đại diện theo pháp luật

– Người đại diện theo pháp luật của công ty là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật

Thủ tục thành lập công ty

Bước 1: Nộp hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch đầu tư.

Trong thời gian: 03 ngày làm việc (kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ) Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Bước 2: Nhận kết quả đăng ký thành lập công ty

Bước 3: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.

Lưu ý: Theo quy định tại Điều 26, Nghị định 50/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/07/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Nếu doanh nghiệp không công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp đúng hạn sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng và phải khắc phục hậu quả là: buộc phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Khắc con dấu tròn của doanh nghiệp

Bước 5: Thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh

Thành phần hồ sơ

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

– Điều lệ công ty (có đầy đủ chữ ký của người tham gia thành lập doanh nghiệp);

– Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

+ Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân;

+ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước);

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

– Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.

Thẩm quyền

– Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi công ty dự định đặt trụ sở

Thời gian

Từ 03 – 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

Giấy phép kinh doanh có ngành giáo dục đào tạo ?

Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý:

– Luật doanh nghiệp 2014;

– Nghị định 139/2016/NĐ-CP ngày 4/10/2016 và Thông tư 302/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 thì mức thu lệ phí môn bài và thời hạn nộp tờ khai, lệ phí môn bài;

– Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT Ban hành Quy định Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.

– Luật giáo dục 2005 (sửa đổi bổ sung 2009);

– Nghị định số 75/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật giáo dục 2005, Nghị định số 31/2012 sửa đổi bổ sung NĐ 75/2006;

– Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định về dạy, học thêm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Luật sư tư vấn:

Điều kiện thành lập, hoạt động

Theo quy định của pháp luật hiện hành để thành lập trung tâm, công ty của bạn cần đáp ứng đủ các điều kiện:

Thứ nhất, về cơ sở vật chất: Có phòng học, phòng chức năng có đủ ánh sáng, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh trường học theo quy định. Và thiết bị dạy học phải bảo đảm an toàn, phù hợp với nội dung dạy học, hoạt động và tâm lý lứa tuổi người học.

Thứ hai, về giáo viên, báo cáo viên, huấn luyện viên: Có đủ điều kiện về sức khoẻ; Có phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm; am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan.

Thứ ba, về giáo trình, tài liệu: Có đủ giáo trình, tài liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hoặc phê duyệt; Nếu giáo trình, tài liệu tự lựa chọn hoặc tự xây dựng thì phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động chấp thuận.

Hồ sơ, thủ tục cấp phép thành lập trung tâm kỹ năng sống

Thứ nhất, về thành phần hồ sơ:

– Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;

– Bản sao Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh;

– Kế hoạch hoạt động, giáo trình, tài liệu giảng dạy, huấn luyện;

– Hợp đồng thuê mặt bằng/ giấy chứng nhận sở hữu nhà (hoặc QSD đất);

– Danh mục trang thiết bị cần thiết theo yêu cầu điều kiện giảng dạy;

– Danh sách, lý lịch trích ngang kèm theo các minh chứng hợp lệ về ban lãnh đạo, các giáo viên, huấn luyện viên, báo cáo viên (ghi rõ họ tên, trình độ học vấn, chức vụ, nghề nghiệp, năng lực sư phạm và am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan) tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa, bao gồm:

+ Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương;

+ Giấy khám sức khỏe;

+ Chứng thực CMND;

+ Chứng thực bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học, văn bằng chứng chỉ chuyên ngành sư phạm., chứng chỉ kỹ năng sống,…

Chi tiết khóa học: vui lòng liên hệ: 0938 85 53 52 – 033 833 4545 

Thứ hai, về Thẩm quyền, thời hạn cấp phép:

– Thẩm quyền: Giám đốc Sở Giáo dục đào tạo;

– Thời hạn cấp phép: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (bao gồm cả thời gian thẩm định hồ sơ, thẩm định điều kiện cơ sở vật chất);

– Kết quả: Giấy phép hoạt động.

Ngoài ra, công ty bạn còn phải bổ sung thêm ngành nghề trong giấy đăng ký kinh doanh. Cụ thể là mã ngành 8532: Giáo dục nghề nghiệp

Nhóm này gồm:

– Các chương trình đặc biệt nhấn mạnh đến việc chuyên môn hoá theo chuyên ngành và hướng dẫn kết hợp cả nền tảng lý thuyết và các kỹ năng thực hành thường xuyên kết hợp với công việc hiện tại hoặc sắp tới.

Mục tiêu của chương trình có thể đa dạng từ việc chuẩn bị cho một lĩnh vực việc làm chung cho đến một công việc rất cụ thể, giúp người học có khả năng hành và phát triển nghề nghiệp theo yêu cầu của từng công việc;

– Nội dung giáo dục nghề nghiệp phải tập trung đào tạo năng lực thực hành nghề nghiệp, coi trọng giáo dục đạo đức rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện kỹ năng theo yêu cầu đào tạo của từng nghề, nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo.

Đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên sau khi thành lập, công ty phải xin giấy phép cho hoạt động đào tạo kỹ năng mềm tại Sở giáo dục và đào tạo.

 

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN - ĐĂNG KÝ HỌC

    Hãy để lại thông tin, tư vấn viên của VTE sẽ liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất.






      0938.85.53.52

      Facebook 0938 85 53 52 Zalo

        Đăng ký ngay